Tìm đơn vị phân phối phân lân nung chảy Lào Cai tại các tỉnh Miền Tây

Công ty Bio Long An – Đơn vị phân phối độc quyền phân lân nung chảy là Lào Cai tại miền Nam, phân lân nung chảy là dòng lân mang lại hiệu quả năng suất, hiệu suất kinh tế cho bà con nông dân. Hiện tại bà con nông dân cũng đang sử dụng phân lân nung chảy các hiệu phân lân nung chảy Văn Điển, phân lân nung chảy Ninh Bình…và nay bà con ta lại có thêm một sự lựa chọn khác đó là: Phân lân nung chảy Lào Cai. Vì thế chúng tôi đang tìm những nhà phân phối độc quyền dòng phân lân này để đông đảo bà con ta có thêm sự lựa chọn nữa với giá thành vô cùng hợp lý.

Phân lân nung chảy Lào Cai được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần lân nung chảy Lào Cai với sản lượng vô cùng lớn, với việc khai thác công suất lớn để tránh tình trạng khan hiếm phân lân vào mùa cao điểm.

Hiện nay, Bio Long An tìm đối tác hợp tác phân phối phân lân nung chảy Lào Cai tại các thị trường tỉnh thành:

Tây Nam Bộ: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long

Miền Đông: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu

Đông Nam Bộ: Tây Ninh

Chính sách phân phối độc quyền quý nhà phân phối/đại lý liện hệ:

TỔNG CÔNG TY BIO LONG AN

NM: Lô D07, Cnn Đức Thuận, Đức Hòa III, Long An.
VP: 48/1 Dương Thị Mười, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.Hcm
Tel:    028. 62532366    –   Cel: 0888 174 999
Wesite: www.phanbonbiolongan.com
Email: info.biolongan@gmail.com

Vậy phân lân nung chảy Lào Cai mang lại những lợi ích gì cho bà con nông dân, cho cây trồng? Và vì sao bà con chúng ta cần sử dụng phân lân nung chảy bón cho cây trồng. Bio Long An xin được chia sẽ một vài thông tin đặc tính, kỹ thuật của dòng phân lân nung chảy này.

Về thành phần hóa học: Thành phần hóa học chủ yếu của một số loại phân lân cho thấy lân nung chảy và Lân super có thành phần dinh dưỡng (lân nguyên chất  P2O5) tương đương được thể hiện:

Loại phân P2O5 CaOhòa tan MgOhòa tan SiO2 hòa tan
Phân lân nung chảy 15 – 19 ≥ 28 ≥ 15 ≥ 24
Superphosphat 16 – 16,5 11
MAP 50
DAP 46

 

Bón phân lân nung chảy Lào Cai mang lại những lợi ích gì cho cây trồng và hiệu suất kinh tế

Bón phân lân nung chảy không những tránh được hiện tượng cố định lân mà còn làm tăng hiệu quả của các loại phân lân hòa tan khác, do phân lân nung chảy là loại phân không hòa tan trong nước mà chỉ hòa tan được trong dung dịch axit do rễ cây tiết ra (thường lấy chuẩn là dung dịch axitic 2%, có pH khoảng 2), đồng thời với quá trình hấp thụ lân của cây nên tránh được hiện tượng cố định. Mặc khác, trong phân lân nung chảy còn chứa hàm lượng lớn CaO và SiO2. Lượng canxi trong 1kg phân lân nung chảy tương đương 0,5 – 0,7 kg canxi cacbonat. Canxi cũng có tác dụng gián tiếp đến hiện tượng cố định lân thông qua việc tăng giá trị pH của đất. Do vậy, khi bón phân lân nung chảy không cần bổ sung các chế phẩm hạn chế cố định lân như avail hiện đang nhập khẩu.

Ngoài ra, silic trong phân lân nung chảy ở dạng hữu hiệu còn có những tác dụng quan trọng khác đối với cây trồng: làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất; khi hàm lượng silic từ 3-5% là hàm lượng tối thiểu trong tế bào cần thiết để cây trồng chống chịu được với bệnh và thời tiết bất lợi, giảm được số lượng thuốc trừ bệnh, trừ nấm cho cây trồng theo 2 cơ chế: Si có thể tạo nên kết cấu với các hợp chất hữu cơ trong vách tế bào nguồn bệnh, mặt khác Si có thể kết hợp với lignin – cacbohydrat ở thành tế bào biểu bì của cây làm cho vách tế bào vững chắt hơn, giúp cây cứng cáp tránh đổ gãy, làm cho lá  dày hơn, mọc thẳng, quang hợp tố, giảm sâu bệnh.

Đối với cây trồng, từ những đặc tính của dòng phân lân cung chảy Lào Cai chúng ta thấy rất rõ rằng khi bón phân lân nung chảy cho cây trồng làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất, thành phần có trong lân nung chảy là hàm lượng tối thiểu trong tế bào cần thiết để cây trồng chống chịu được với bệnh và thời tiết bất lợi, giảm được số lượng thuốc trừ bệnh, trừ nấm cho cây trồng. Từ đó bà con tiết kiệm chi phí năng suất nông sản lại cao, vì thế từ lâu bà con chúng ta sử dụng phân lân nung chảy bón cho cây trồng.

Cách sử dụng phân lân nung chảy Lào Cai. 

Sử dụng thích hợp cho các loại đất và cây trồng khác nhau như Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, chè, cao su, cà phê, hồ tiêu, dâu tằm, bông, dứa, mía, và các loại cây ăn quả khác .v.v.

Đặc biệt phát huy rất tốt trên các loại đất như chua phèn; chua trũng; lầy thụt; đất bazan; đất đồi núi; đất bạc màu…

Mức bón (đvt: gam/cây0

Tùy theo trình độ thâm canh, tính chất và độ phì nhiêu của từng loại đất và cây trồng khác nhau

* Đối với cây lúa và cây ngắn ngày, liều lượng trung bình 550 – 800 kg/ha (tương ứng với 20-30kg/sào-360m2)

* Các loại cây cao sản, cây công nghiệp dài ngày khác có thể bón phân lân nung chảy liều lượng cao hơn 600-900 kg/ha (tương ứng 25 – 35kg/sào-360m2 )

Cách bón ( đvt: gam/cây )

– Đối với lúa và cây ngắn ngày bón lót là chủ yếu.

– Đối với các cây dài ngày bón phân lân phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây bằng cách bới đất xung quanh hoặc làm rạch hai bên hàng cây rồi rắc phân và phủ kín, hoặc bón lót trước khi trồng cây.

– Nếu ruộng cạn, nên dùng phân lân nung chảy dạng bột, có thể trộn với nước hoặc các loại phân khác trước khi bón để tránh bay bụi.

– Nếu ruộng chua trũng nhiều thì có thể dùng phân lân nung chảy dạng hạt.

Sử dụng phân lân nung chảy cho cây Cao su, Cà phê, Lúa tại khu vực Tây Nguyên và cây Lúa các tỉnh Nam Bộ:

Bón cho cây Cao su, Cà phê, Lúa tại khu vực Tây Nguyên

Bón cho cây Cao su:

– Lượng bón

Tuổi cây Đạm Urea Lân Ninh Bình Kali Clorua
 Trồng mới 1.000
 Sau trồng 1 năm 180 350 70
 Sau trồng 2 năm 210 350 100
 Sau trồng 3 năm 270 350 120
 Sau trồng 4 năm 320 450 120
 Sau trồng 5 năm 350 450 120
 Sau trồng 6 năm 350 450 120
 Sau trồng 7 năm 350 450 120
 Thời kỳ kinh doanh 400 1.000 300

– Thời gian bón: Chia làm 2 lần trong năm (lần 1 đầu mùa mưa bón 2/3 lượng phân bón trong năm; lần 2 cuối mùa mưa bón phần còn lại ).

Bón cho cây Cà phê:

ĐVT: kg/ha

Tuổi cây Loại phân Bón lần 1 sau thu hoạch Bón lần 2 đầu mùa mưa Bón lần 3 giữa mùa mưa Bón lần 4 cuối mùa mưa
Năm thứ nhât Đạm Urê 40 50 40
Lân Ninh Bình 400
KCl 15 15 20
Năm thứ 2 Đạm SA 80
Đạm Urê 80 80 60
Lân Ninh Bình 250 250
KCl 50 60 60
Năm thứ 3 Đạm SA 100
Đạm Urê 100 100 80
Lân Ninh Bình 300 300
KCl 80 100 100
Năm thứ 4 trở lên Đạm SA 200
Đạm Urê 100 100 100
Lân Ninh Bình 350 350
KCl 160 170 170

Bón cho cây Lúa:

ĐVT: kg/sào 1.000m2

Loại phân Bón lót

300kg – 400kg phân chuồng

Thúc 1
khi lúa
hồi xanh
Thúc 2
khi phân
hoá đòng
Thúc 3
Tr­ước trỗ bông
12 – 15 ngày
Đạm Urea 7 9 – 10 4 – 5 2
Lân Ninh Bình 40 – 50
Kali clorua 6 – 8 3 – 4 4 2

Bón cho cây Lúa các tỉnh Nam Bộ:

Đối với đất xám:

Đơn vị tính: kg/ha

Cách bón Bón lót trước khi lồng trục để gieo sạ Thúc 1

(Sau sạ 7-10 ngày)

Thúc 2

(Sau sạ 18-20 ngày)

Thúc 3

(Sau sạ 40-45 ngày)

Cách 1: Chỉ dùng PLNCNB PLNCNB: 400 Urea: 60

Kali: 50

Urea: 70 Urea: 50

Kali: 50

Cách 2: Phối hợp PLNCNB và DAP PLNCNB: 250 DAP: 30

Urea: 60

Kali: 50

DAP: 20

Urea: 60

Urea: 60

Kali: 50

Đối với đất phèn trung bình

Đơn vị tính: kg/ha

Cách bón Bón lót trước khi lồng trục để gieo sạ Thúc 1

(Sau sạ 7-10 ngày)

Thúc 2

(Sau sạ 18-20 ngày)

Thúc 3

(Sau sạ 40-45 ngày)

Cách 1: Chỉ dùng PLNCNB PLNCNB: 300 PLNCNB:200

Urea: 60

Kali: 50

Urea: 70 Urea: 50

Kali: 50

Cách 2: Phối hợp PLNCNB và DAP PLNCNB: 300 DAP: 30

Urea: 60

Kali: 50

DAP: 15

Urea: 60

Urea: 45

Kali: 50

Đối với đất phèn nặng:

Đơn vị tính: kg/ha

Cách bón Bón lót

(Trước khi lồng trục để gieo sạ)

Thúc 1

(Sau sạ 7-10 ngày)

Thúc 2

(Sau sạ 18-20 ngày)

Thúc 3

(Sau sạ 40-45 ngày)

Cách 1: Chỉ dùng PLNCNB PLNCNB: 400 PLNCNB:200

Urea: 60

Kali: 50

Urea: 70 Urea: 50

Kali: 50

Cách 2: Phối hợp PLNCNB và DAP PLNCNB: 250 DAP: 50

Urea: 50

Kali: 50

DAP: 15

Urea: 60

Urea: 45

Kali: 50

Vì Vậy Phân lân nung chảy Lào Cai là một hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của bà con nông dân. Để trao đổi chi tiết về chính sách phân phối, vui lòng liên hệ theo hotline 0888 174 999 / info.biolongan@gmail.com chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hợp đồng liên kết!

Trân trọng!

 

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 0909 388 236