Pumx Japan-nguồn trung vi lượng cần thiết cho cây trồng

Kính thưa quý bà con!

Trong nông nghiệp, phân bón đóng góp một vị thế quan trọng tăng năng xuất, ông bà ta vẫn dạy ” nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống “, đâu phải tự nhiên mà thế hệ cha ông ta đã đúc kết như vậy, mà là cả một quá trình thực tiễn để có thể rút ra những bái học bổ ích, do đó chúng ta thấy yếu tố phân bón là vô cùng quan trong, tầm quan trọng của phân bón góp phần hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm chi phí nhân công và Truy nhiên cũng mang lại nhiều hệ lụy khi bà con chúng ta quá lạm dụng mang lại hiệu quả ngắn hạn mà chưa đi sâu hướng bền vững.

Để có thể đồng hành cùng bà con, chia sẽ về phân bón quý bà con liên hệ với Công ty theo hotline 0888 174 999 – 0886 448 888  – 0886 213 888 

Trong bài viết này, công ty xin được chia sẽ với quý bà con về trung vi lượng – sự ảnh hưởng đối với cây trồng như thế nào, và cần cung cấp dưỡng chất này cho cây ra sao để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế.

Trung vi lượng là gì ? Tại sao cần phải có đối với cây trồng?

  • Trung vi lượng hiểu đơn giản bao gồm các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Tức là những lượng chất dinh dưỡng cần thiết nhất hay dinh dưỡng chính, dinh dưỡng đa phần đều cần gọi là Đa Lượng bao gồm cac chất chính : Đạm (N ), Lân (P), Kali (K). Tương tự như vậy với Trung Lượng là lượng dinh dưỡng quan trọng thứ hai cho cây mà khi có nó sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn bao gồm các chất : Calci (ca), Ma nhê (Mg) và Lưu Huỳnh (S). Cuối cùng là Vi lượng, tức là những chất mà cây trồng cần một lượng nhỏ để cấu thành giúp cho cây tăng năng suất cao hơn, trái to hơn, hoa ra đẹp hơn nhóm này gồm: Calci (ca), Ma nhê (Mg) và Lưu Huỳnh (S).

Khi thiếu trung vi lượng cây có biểu hiện gì? cách nhận biết và khắc phục

Boric Acid ( Bo):

+ Sự hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp,

+ Quá trình tổng hợp chlorophyll và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng,

+ Sự thoát hơi nước, vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất,

+ Sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.

– Bo còn đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng tổng hợp các nguyên tố tạo ra vách tế bào do đó bệnh thiếu bo thường xuất hiện ở cây củ.

(Khi thiếu Bo các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt, cây ăn quả có chiều dài không đều, quả ăn sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống).

– Bo còn ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, tăng sự hút nước cho cây họ đậu.

1) Canxi (Ca): – Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường. – Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Hoạt hoá nhiều enzim. Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hoà axít hữu cơ trong cây.

a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: – Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. – Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái. – Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. – Chồi hoa rụng sớm, thân yếu.

b. Biện pháp khắc phục: – Bón vôi hoặc CaSO4 trong trường hợp đất chua. – Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,75-1%. – Bón đôlomít

2) Magiê (Mg): – Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. – Có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.

a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: – Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. – Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. – Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. – Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm.

b. Biện pháp khắc phục: – Magiê sunfat: dùng để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá, cây ăn trái… bón cho các loại đất nghèo Mg như đất xám, đất cát… Hoà ra nước với nồng độ 0,25-1% để phun qua lá. – Magiê kali sunfat: có thể bón lót, bón thúc bằng các rải đều trên mặt ở ruộng; hoặc bón theo hàng, theo hốc; hoặc hoà ra nước để phun qua lá. Nên bón cho các loại cây có giá trị kinh tế cao vì giá thành phân này cao. – Magiê cacbonat: Ít tan trong nước nên cần bón lót. Với cây trồng cạn nên bón rải theo hàng theo hốc. – Magiê phốtphát: phân này có hàm lượng lân cao nên khi bón cần phải tính toán cân đối với lân. Có thể dùng bón lót hoặc thúc, bón theo hàng, hốc.

3) Lưu huỳnh (S): – Là thành phần của các axít amin chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit. Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin… – Lưu huỳnh giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.

a. Triệu chứng thiếu hụt: – Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt. – Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. – Thân cứng, hoá gỗ sớm và đường kính thân nhỏ.

b. Biện pháp khắc phục: – Dùng phân bón có hàm lượng lưu huỳnh cao như SA, supe lân, thạch cao hoặc bón lưu huỳnh nguyên tố.

Để có thể nắm rõ cây trồng chúng ta đang thiếu yếu tố trung vi lượng nào, quý bà con liên hệ với công ty chúng tôi để tư vấn, cần cung cấp cho chúng tôi tình trạng cây trồng lá như thế nào, cây như giai đoạn nào, bao nhiêu năm,…để chúng tôi chỉ rõ cây thiếu dưỡng chất và cách khắc phục xử lý như thế nào nhé.

 

Vậy phân bón trung vi lượng Pumax Japan có gì khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường:

Trước tiên đó chính là thành phần  bao gồm :

Bo: 2000ppm

Zn: 300ppm

Fe: 200ppm

Mn: 250ppm

Độ ẩm: 1%pH

Ngoài ra phân bón Pumax Japan của công ty Bio Japan còn bổ sung Silicat, CaO và phụ gia Chelat đặc biệt và các hoạt chất giúp cây trồng phát triển

Không những là người tiêu dùng thông minh mà chúng ta còn phải là người tiêu dùng thông thái, nay chúng tôi sẽ giải thích cho bà con hiểu tác dụng của các thành phần hóa học có trong phân bón Pumax Japan sẽ giúp ích như thế nào cho cây trồng và từ đó chúng ta biết mua sản phẩm như thế nào để tốt cho cây trồng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng:

Boric Acid ( Bo):

+ Sự hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp,

+ Quá trình tổng hợp chlorophyll và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng,

+ Sự thoát hơi nước, vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất,

+ Sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.

– Bo còn đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng tổng hợp các nguyên tố tạo ra vách tế bào do đó bệnh thiếu bo thường xuất hiện ở cây củ.

(Khi thiếu Bo các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt, cây ăn quả có chiều dài không đều, quả ăn sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống).

– Bo còn ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, tăng sự hút nước cho cây họ đậu.

– Hiện tượng thiếu bo thường liên quan đến cây trồng hơn là liên quan đến đất: Những cây có yêu cầu về bo rất cao có thể liệt kế như sau: thuốc phiện, củ cải trắng, xà lách, củ cải tím, su lơ, bắp cải, đỗ tương, lượng bo trong chất khô cao hơn 35 mg/100g chất khô.

– Các cây có lượng bo trung bình cà rốt, khoai tây, thuốc lá, đậu trắng Hà Lan, cà chua, cần tây.

– Cây họ hòa thảo, lúa, ngô cần bo thấp nhất

Kẽm ( Zn ):  

Tác động đến các quá trình sinh lý sinh hóa sau đây: dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng và sự cố định N) sự hố hấp, sự quang hợp, sự tổng hợp hữu cơ (gluxid, protit, axit nucleic và chất điều hòa sinh trưởng), sự vận chuyển (sự thoát hơ nước và sự chuyển hóa gluxit) sự sinh trưởng (tạo các mô mới) và khả năng chống lạnh chống nóng của cây. Zn ảnh hưởng đến sự tạo thành nhiều loại hợp chất quan trọng trong cây như đường bột, protit, các phootpholipit, vitamin C, auxin, các phenol, tamin, các protein và enzym.

Hàm lượng Zn trong cây thay đổi từ 15-22 mg/kg chất khô. Nhiều cây trồng  thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm. Các loại cây thể hiện nhu cầu bón nhất là: lúa, ngô, cây ăn quả như cam quít bưởi, chanh, đào, lê, táo. Trong các cây họ đậu thì các cây đậu ăn quả non đậu cô ve, cô bơ, đậu đũa thường thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm.

Sắt ( Fe ):

Là yếu tố cần cho sinh trưởng và phát triển của cây và cũng rất cần cho sự phát triển của động vật. Nó có mặt trong thành phần và xúc tiến hoạt động của rất nhiều loại men từ đó ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý sinh hoa trong cây:

– Sự khử nitrat.

– Quá trình quang hợp (khử CO2 và hoạt hóa diệp lục) trong hợp chất hữu cơ (gluxit, proteit và các chất điều hòa sinh trưởng).

Vai trò của sắt rất đặc biệt trong sự hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao và hàm lượng sắt (Fe) chứa trong các chất hữu cơ trong cây rất cần cho dinh dưỡng sắt của động vật non.

Mangan ( Mn):  

Ảnh hưởng đến các quá trinh sinh lý sinh hóa của cây trồng sau đây: Quá trình dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa, chu trình Krep), quá trình quang hợp (sự khử CO2), quá trình tổng hợp chất hữu cơ (tổn hợp gluxit, axit nucleic và các chất điều hòa sinh trưởng), quá trình vận chuyển, sự thoát hơi nước và sự chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả) sự chống chịu hạn của cây. Mn ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất như đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu cơ, sắc tố, vitamin, auxin và các men. Mn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành diệp lục và xúc tiến sự hoạt động của nhiều loại men.

Silic (Si )

Giúp cho chống sự xâm nhập vủa vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu cây lúa có tỷ lệ siliec cao thì sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng khó xâm nhập.

– Làm cho lá đứng giúp cho cây quang hợp tốt.

– Làm cho cây cứng chống được đỗ.

– Làm giảm sự mất nước guips cho cây chống hạn và chống nóng.

– Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan.

Các tác dụng khác được ghi nhận và ở nhiều loại cây là:

– Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp.

– Làm tăng hiệu quả sử dụng phân lân và hiệu quả sử dụng phân đạm.

– Làm cho thuốc lá dễ cháy hơn và làm tăng chất lượng thuốc lá.

Như vậy silic có tác dụng chủ yếu đến tính chống chịu: thiếu ánh sáng, thiếu nước, nhiệt độ cao và sâu bệnh hại.

CaO: Cải thiện độ chua của đất kiểm soát ô nhiễm

Chelates: Là những hợp chất làm tăng thêm số lượng các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, đặc biệt là các chất vi lượng. Khi thiếu chelate trong dung dịch dinh dưỡng, cây trồng có thể sẽ bị thiếu các chất vi lượng then chốt, gây ức chế sinh trưởng trong những điều kiện bất thuận.

Vậy công dụng của phân bón Pumax Japan chính là:

–          Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, ngoài ra con có Silic ( SiO2) là dưỡng chất đa chức  năng giúp cây trồng hấp thụ nhanh phân bón và có các trung lượng EDTA cải tạo đất tốt, giải độc hữu cơ, BVTV, hạ phèn nhanh. Giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt, bộ rễ dài, ra nhiều rễ mới, đâm chồi non khỏe, đẻ nhánh mạnh, lá to, xanh, bền.
–          Cung cấp kịp thời các trung vi lượng giúp tăng cường hiệu suất quang hợp, kích thích cây tăng trưởng nhanh, lá xanh non, ra nhiều hoa, tỉ lệ đậu trái cao, giảm rụng trái, chắc hạt, nhiều trái, ra trái to, màu sắc đẹp, tăng phẩm chất nông sản
–          Giúp cây trồng tăng sức đề kháng chống lại các điều kiện thời tiết bất lợi và sâu bệnh
–          Tăng năng suất và giá trị thương phẩm, tiết kiệm phân bón, hiệu quả kinh tế cao

Trong thời gian qua công ty cũng nhận phản ảnh quý đại lý bà con tình trạng hàng giả hàng nhái, để đảm bảo Thương Hiệu của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi quý bà con do đó công ty đã nhận diện thương hiệu bằng nhiều cách cụ thể: trên mỗi sản phẩm có đầy đủ thông tin mã phân bón. công bố lưu hành, logo thương hiệu Quả Cầu Lửa, túi in chất liệu sáng bóng, hình ảnh rõ nét, thông tin cụ thể và quan trọng nhất là mã CR – mã nhận diện sản phảm chính hãng, quý bà con và quý đại lý dùng nã truy quét CR, quét CR thì logo đơn vị sản xuất và hotline công ty hiện rõ. Nếu sản phẩm không có thông tin này đó là hàng giả hàng nhái.

Bài viết trên nhằm cung cấp và chia sẽ thông tin thêm cho quý đại lý và bà con, để có thể tương tác kỹ thuật cách bón phân, cách cắt tỉa, cách chăm sóc cây trồng, cách làm bông trái vụ, cách phục hồi cây suy, cách phòng ngừa sâu bệnh quý đại lý và bà con liên hệ với Đội Kỹ sư hỗ trợ nhà vườn theo các hotline sau; 0888 174 999 – 0886 213 888 – 0886 448 236

Để biết quý đại lý phân phối sản phẩm Bio Japan trên các vùng miền quý bà con liên hệ 0886 545 999 – 028 6253 2366

Mọi chi tiết xin liên hệ

Đơn vị chị trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường:

CÔNG TY PHÂN BÓN BIO JAPAN-THƯƠNG HIỆU QUẢ CẦU LỬA

Hotline: 0888 174 999

 

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 0909 388 236